Monday, January 21, 2013

Những chiếc máy Mac có thiết kế kì quặc nhất

Trong suốt 36 năm hoạt động, Apple đã tạo nên hàng trăm thiết kế máy tính với sự đa dạng về hình dáng, kích thước, phong cách cũng như tính năng. Nhiều trong số đó đã trở thành những hình mẫu để các hãng khác học tập và là tượng đài trong làng công nghệ. Tuy nhiên không phải tất cả đều hoàn hảo. Hãy cùng GenK điểm mặt một số mẫu máy Mac có thiết kế quái đản nhất.

iMac phiên bản Flower Power và Blue Dalmation (2001)



iMac Flower Power và Blue Dalmation.
Sau ba năm ra mắt chiế iMac G3, có lẽ Apple đã cạn kiệt ý tưởng về màu sắc cho dòng máy này với 11 màu sắc bao gồm Xanh Bondi, Blueberry, Strawberry, Lime, Tangerine, Grape, Graphite, Indigo, Ruby, Sage và Snow. Với mong muốn dẫn đầu thị trường máy tính những năm đó, tháng 2/2001 Apple đã đưa ra một quyết định khá táo bạo là bổ sung hai phiên bản với bộ vỏ có hoa văn mỹ thuật chứ không chỉ là một màu trơn như trước đó. Hai phiên bản này có tên là Flower Power và Blue Dalmation. Bên cạnh chiếc iMac Flower Power như một bức tranh về các bông hoa đầy màu sắc thì Blue Dalmation lại có hoa văn giống như "chó đốm" với các đốm trắng trên nền xanh. Một số người cho rằng thiết kế này quá màu mè, một số khác lại nghĩ rằng nó đẹp. Dù sao thì hai sản phẩm iMac này vẫn đáng được đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng những máy Mac kì quặc nhất.
Twentieth Anniversary Macintosh (1997)
Twentieth Anniversary Macintosh.
Để kỷ niệm 20 năm chính thức kinh doanh, Apple đã bán ra chiếc Macintosh phiên bản Twentieth Anniversary (tạm gọi là Mac 1997). Chiếc Mac 1997 này có giá lên tới 7499 USD, nhiều hơn số tiền có trong tài khoản ngân hàng của đa số người dân Mỹ vào thời đó. Được chính tay Jonathan Ive (hiện là Phó Chủ Tịch Thiết Kế Công Nghiệp của Apple) thiết kế nên chiếc Mac 1997 này có các thành phần được làm từ chất liệu cao cấp như kim loại, da... tuy nhiên chiếc máy này có vẻ hơi kỳ quặc do ý tưởng kết hợp giữa TV, Radio vào máy tính. Vì vậy nó xứng đáng được xếp hạng tư.
Power Macintosh G4 Cube (2000)

Power Macintosh G4 Cube.

Chiếc Power Macintosh G4 Cube gợi lại hình ảnh chiếc máy tính NeXT do Steve Jobs khởi xướng năm 1988. Cả hai đều có thiết kế hình lập phương và G4 Cube được dựng trong một bộ khung bằng nhựa trong suốt. Có lẽ thiết kế lập phương này đã dẫn đến doanh thu có phần ảm đạm của G4 Cube và thứ hạng nhì của nó trong bảng xếp hạng này.
Macintosh XL (1985)

Macintosh XL.
Đây là chiếc Macintosh nguyên bản ban đầu và được đặt tên là XL trong khoảng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Sở dĩ có tên gọi này bởi Macintosh XL mang thiết kế của chiếc Apple Lisa 2/10 nhưng lại có bộ não của một máy Mac. Sau những thất bại về doanh số của Lisa 2/10, Apple quyết định thực hiện một bước đi "bình cũ rượu mới" bằng cách cài sẵn hệ điều hành Mac hoàn toàn mới (vào thời điểm đó) lên chiếc máy này và đặt tên là Macintosh XL. Máy được giới thiệu tháng 1/1985 và là một phần của hệ thống Macintosh Office. Macintosh được trang bị cấu hình khủng của những năm 85 với 2MB RAM, ổ đĩa cứng dung lượng 10MB và độ phân giải lên tới 608 x 431 cùng một cái giá cũng "khủng" không kém: 3995 USD. Dù doanh thu của Macintosh Xl rất tốt (bán hết máy trong vòng 5 tháng) nhưng không hiểu sao Apple lại kết liễu dòng sản phẩm này vào tháng 6/1985.
Power Macintosh G3 All-In-One (1998)

Power Macintosh G3 All-In-One.

Power Macintosh G3 là chiếc máy tính tất cả trong một đầu tiên của Apple có bộ phận được thiết kế trong suốt. Được công bố chỉ hai tháng trước khi chiếc iMac đầu tiên ra đời, chiếc máy tính 15 inch có cân nặng gần 27 Kg này sử dụng bộ xử lý PowerPC G3 tốc độ 233 hoặc 266 MHz, ổ cứng 4GB và một ổ CD-ROM tốc độ 24X. Thoạt nghe thì cấu hình này giống với chiếc iMac đầu tiên. Tuy nhiên, Apple đã loại bỏ hai khe đĩa mềm, khe cắm PCI và mang đến một thiết kế gọn nhẹ hơn thay cho kiểu dáng cục mịch của G3 AIO.


Read more: http://www.digispace.vn/2012/11/nhung-chiec-may-mac-co-thiet-ke-ki-quac.html#ixzz2IVHW89rv

---------------------------------------------------------------------------------------

Trường đào tạo seo iNET

No comments:

Post a Comment