Monday, January 7, 2013

Các nhà khoa học ở Anh phát triển mạng tốc độ 20Gbps


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bangor, Anh Quốc đang nghiên cứu một hệ thống mạng tốc độ cao nhưng giá thành rẻ. Họ đang tìm cách để đưa nhiều dữ liệu hơn đi xuyên qua các sợi cáp quang, đồng thời làm giảm hiện tượng dispersion (sự mất mát dữ liệu khi truyền chúng qua một khoảng cách xa với tốc độ cao). Trước đây một số công trình khoa học khác cũng đã từng giải quyết vấn đề này bằng cách tăng số sợi quang bên trong cáp, tăng số lượng tia laser dùng cho việc mã hóa/giải mã hoặc dùng các kĩ thuật khuếch đại tín hiệu khác. Vấn đề ở đây đó là các giải pháp nói trên tốn rất nhiều chi phí. Trong khi đó, nhóm các nhà nghiên cứu ở Bangor (tên mã Ocean) thì sử dụng một hướng đi khác, đó là tinh chỉnh lại công nghệ Optical Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OOFDM) đã từng được áp dụng cho mạng không dây và việc phát sóng kĩ thuật số.

Dự trên OOFDM, nhóm Ocean sẽ xử lí dữ liệu kĩ thuật số thô, sau đó chuyển đổi chúng sang một loạt các sóng điện tử. Những sóng này sẽ được chuyển đến một bộ phát tín hiệu quang học, ở đó tia laser sẽ làm nhiệm vụ truyền tải tín hiệu đến các nơi khác trong mạng. Các nghiên cứu mới đây cũng đã chế tạo một một bộ dụng cụ có khả năng mã hóa và giải mã những tín hiệu quang học nói trên bằng cách sử dụng các thành phần sẵn có để tiết kiệm chi phí. Kết quả của kĩ thuật này đó là hệ thống mạng có khả năng truyền tải đến 20Gb dữ liệu trong mỗi giây, tương đương 2,5GB/s, đủ để download xong một bộ phim Full-HD trong chỉ 10 giây. Tốc độ này nhanh hơn 2.000 lần so với các mạng phổ biến hiện tại.

Mạng bình thường truyền tải dữ liệu theo từng nút nhỏ, nhiều nút liên tục sẽ tạo nên một chuỗi tín hiệu. Trong khi đó, OOFDM truyền thông tin theo nhiều ống liên tục nên hiệu quả hơn, nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn

Tiến sĩ Roger Giddings, một thành viên trong nhóm Ocean nói rằng "hiện trên thế giới có ít hơn 10 nhóm đang để mắt tới giải pháp tương tự như trên. Tuy nhiên chúng tôi là nhóm duy nhất có được hệ thống kết nối các điểm cuối lại với nhau. Đây là hệ thống duy nhất mà chúng tôi biết là có thể hoạt động theo thời gian thực - với một bộ phát và nhận tín hiệu thời gian thực." Ngoài việc truyền tải với băng thông 20Gbps, những nhà nghiên cứu tự tin rằng họ có thể đẩy con số này lên tới 40Gbps. Giddings hi vọng rằng nhóm của ông sẽ tạo ra một module có thể hoạt động sau hai năm nữa.

Tất nhiên, những con số nói trên chỉ là trên lý thuyết mà thôi. Nhóm nghiên cứu sẽ phải làm cách nào đó để có thể tạo ra các module sử dụng công nghệ của mình nhưng vẫn tương thích với các sợi cáp mạng hiện có, và tất nhiên là phải ở một mức giá hợp lí như dự định ban đầu. May mắn là các nhà khoa học không phải giải quyết chuyện này một mình bởi vì họ nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia về microchip đến từ Công ty bán dẫn Fujitsu Châu Âu, những lập trình viên chuyên định dạng MPEG, viện nghiên cứu Fraunhofer Heinrich Hertz, công ty chuyên về cáp và module quang học Finisar Israel cũng như VPIsystems, một trong những tổ chức hàng đầu thế giới về phân tích mạng dữ liệu. Một dự án ba năm đã được lập ra, và hiện nhóm nghiên cứu đã đi được 1 năm trong hành trình thương mại hóa công nghệ của họ.

Read more: http://www.digispace.vn/2012/11/cac-nha-khoa-hoc-o-anh-phat-trien-mang.html#ixzz2HBOJOGrj


---------------------------------------------------------------------------------------

Trường đào tạo seo iNET

No comments:

Post a Comment